Gỗ keo ghép thanh và phân loại các loại gỗ keo ghép thanh phổ biến

Gỗ keo ghép thanh là loại gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng trên thị trường nội thất hiện nay. Tuy nhiên việc sản xuất và cách ứng dụng loại vật liệu này vào lĩnh vực thiết kế thi công nội thất như thế nào thì nhiều gia chủ chưa nắm rõ. Qua bài viết này, Decordi xin chia sẻ chi tiết thông tin về loại gỗ keo ghép thanh và cách ứng dụng nó vào thi công nội thất nhé!

Gỗ keo ghép thanh là gì?

Gỗ keo ghép thanh là loại gỗ công nghiệp được gắn kết từ các thanh gỗ kẹo tự nhiên. Sau đó, chúng được đem đi ép với áp suất và nhiệt độ phù hợp nhằm đảm bảo độ bền khi đem vào chế tác đồ nội thất

Gỗ keo ghép thanh được tẩm sấy và xử lý tốt chống mối mọt

Gỗ keo ghép thanh được tẩm sấy và xử lý tốt chống mối mọt

Hiện nay, Việt Nam đang là đất nước có số lượng xuất khẩu thuộc diện hàng đầu thế giới với các dòng sản phẩm gỗ keo ghép thanh chủ đạo như: gỗ thông ghép, gỗ cao su ghép, gỗ tràm ghép, gỗ keo ghép…

Bài viết liên quan

Phân loại các loại gỗ keo ghép thanh

Nếu phân theo chất lượng thì gỗ ghép thanh sẽ đượ phân loại như sau:

Gỗ keo ghép mặt AA:

Trong tất cả loại gỗ keo ghép thanh thì gỗ keo ghép mặt AA là loại gỗ có chất lượng tốt nhất. Trong đó, 2 mặt gỗ đều là mặt A.

Gỗ keo ghép mặt AA có chất lượng cao nhất trong tất cả loại gỗ keo ghép thanh

Gỗ keo ghép mặt AA có chất lượng cao nhất trong tất cả loại gỗ keo ghép thanh

Đặc điểm của gỗ keo ghép mặt AA có màu sắc hài hòa, cân đối với các cạnh sắc nét. Loại gỗ này có thể được ứng dụng vào nhiều sản phẩm nội thất khác nhau.

Gỗ keo ghép mặt AB:

Gỗ keo ghép thanh mặt AB là loại gỗ ghép giữa một mặt A và một B. Trong đó, gỗ mặt A có chất lượng tốt, không có mắt chết hay đường chỉ màu đen. Còn mắt B có mắt sống, với đường chỉ đen trung bình.

Gỗ keo ghép mặt AB được sử dụng để làm mặt bàn, cửa tủ...

Gỗ keo ghép mặt AB được sử dụng để làm mặt bàn, cửa tủ…

Gỗ ghép thanh mặt AC

Gỗ keo ghép thanh mặt AC có một mặt A chất lượng, không có mắt chết hay đường chỉ đen. Còn mặt C sẽ có nhiều đường chỉ đen với màu sắc khá xấu, còn nhiều mắt gỗ sống

Gỗ keo ghép thanh mặt AC được sử dụng để làm lót sàn hoặc ốp tường

Gỗ keo ghép thanh mặt AC được sử dụng để làm lót sàn hoặc ốp tường

Gỗ keo ghép mặt BC

Đây là loại gỗ keo ghép thanh có chất lượng thấp nhất với bề mặt B có nhiều mắt sống đen với đường kính <5mm và đường chỉ đen ngắn và trung bình. Còn bề mặt C có nhiều đường chỉ đen với màu sắc xấu.

Ưu và nhược điểm gỗ keo ghép thanh

Ưu điểm:

  • Gỗ keo ghép có đa dạng về mẫu mã và chất lượng cho bạn dễ lựa chọn
  • Không bị cong vênh, mối mọt
  • Gỗ keo có độ bền màu cao
  • Có khả năng chống trầy xước và chịu lực tốt
  • Giá thành phải chăng, hợp lý
  • Giúp giải quyết vấn đề khan hiếm của gỗ tự nhiên

Gỗ keo ghép thanh có ưu điểm là giá thành rẻ

Gỗ keo ghép thanh có ưu điểm là giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Ván gỗ keo ghép thanh không có tính đồng đều về màu sắc
  • Hệ vân gỗ không được thẩm mỹ

Quy trình sản xuất gỗ keo ghép thanh

Gỗ keo ghép thanh được sản xuất và chế tác dựa trên dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến. Để cho ra được thành phẩm hoàn chỉnh, nó cần trải qua nhiều bước như sau:

Gỗ keo ghép thanh được sản xuất dựa trên 1 dây truyền tiên tiến

Gỗ keo ghép thanh được sản xuất dựa trên 1 dây truyền tiên tiến

Bước 1: Sấy gỗ

Trước khi đưa vào sản xuất, gỗ keo được tẩm sấy kỹ càng nhằm loại bỏ mủ và nhựa có trong thân cây.

Ngoài ra, việc tẩm sấy kỹ càng còn giúp gỗ tránh được mối mọt. Cũng như hạn chế sự cong vênh do khí hậu tác động.

Bước 2: Cắt phôi

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gỗ được cắt phôi với kích thước phù hợp. Trong đó, chiều rộng phôi có thể rơi vào khoảng từ 50mm – 95mm. Còn chiều dài khoảng từ 200mm – 500mm và độ dài từ 10mm – 40mm

Sau đó, các phôi sẽ được tiến hành đánh rãnh. Tùy vào từng trường hợp mà đánh finger đứng hình răng lược hoặc finger ngang

Trong quá trình tạo phôi, các thợ sẽ tiến hành phân loại và chọn lọc các thanh gỗ. Ví dụ như được lựa chọn những thanh gỗ đồng đều về màu sắc và vân gỗ. Hoặc phân loại gỗ ghép mặt AA, AA, AB, AC, BC, CC.

Bước 3: Bào thô và tẩm keo

Gỗ keo sẽ được bào sơ bộ và tẩm keo tại các rãnh định hình với cạnh bên của phôi. Sau đó tiếp tục được ghép mộng thành gỗ có chiều dài bằng nhau.

Bước 4: Ghép thanh

Gỗ keo sau khi được ghép thanh sẽ cho vào máy để chà nhám. Với công dụng giúp bề mặt gỗ nhẵn và sáng bóng hơn

Tiếp đến là đem đi cắt thành ván gỗ theo kích thước phù hợp. Có thể là 1200×2400, hoặc 1220×2440.

Bước 5: Kiểm định chất lượng

Cuối cùng là kiểm định chất lượng ván gỗ keo ghép thanh cũng như chỉnh sửa (nếu có)

Ứng dụng gỗ keo ghép thanh vào thi công nội thất nhà ở

Gỗ keo ghép thanh được sử dụng chủ yếu trong thiết kế thi công nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp…bao gồm:

  • Giường ngủ, giường tầng;
  • Tủ quần áo, kệ tủ sách
  • Tủ bếp;
  • Kệ tivi
  • Bàn làm việc, bàn học sinh;
  • Lát sàn nhà
  • Ốp tường, ốp cầu thang
  • Khung tủ, khung cửa…

Với những chia sẻ về thông tin của gỗ keo ghép thanh phía trên, Decordi hy vọng đã đem đến cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu như các bạn cũng muốn sở hữu một không gian sống đẹp hiện đại thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé

Với 18 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất, Decordi sở hữu đội ngũ chuyên gia thiết kế có sự am hiểu sâu sắc về gỗ. Bên cạnh đó, việc sở hữu xưởng sản xuất nội thất trực tiếp trên 1400m2, cùng trang thiết bị máy móc hiện đại công nghệ châu Âu. Sản phẩm nội thất hoàn thiện tại Decordi luôn đảm bảo về chất lượng, bề mặt trơn nhẵn, đường nét sắc sảo,…

Khi đến với Decordi, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp cùng mức giá vô cùng phải chăng, thấp hơn 30% so với những đơn vị không có xưởng khác. Ngoài ra, bạn sẽ nhận ngay bản vẽ thiết kế MIỄN PHÍ khi thi công nội thất

Hotline: 0934678884

Địa chỉ: 227/5 Ấp Tam Đông, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh